Hình thành Bát_Kỳ

Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người đã sáng tạo ra chế độ Bát kỳ

Vào thời đầu, của người Mãn Châu, hệ thống quân sự Kỳ Binh sinh hoạt trên căn bản hiện hữu từ xưa là Binh Nông Hợp Nhất, tức kết hợp giữa nông dân và binh lính, mỗi nông dân phải phục vụ cho quân đội trong một thời gian đã được quy định trước.

Trước đó nhà Minh khi còn ảnh hưởng đến khu vực Mãn Châu đã áp dụng mô hình quản lý các đơn vị hành chính ngoại biên (các bộ lạc) để dễ kiểm soát, theo đó trên cứ 10 người thì được xem là một đơn vị cơ sở, gọi là "Tập", và 10 "Tập" hợp lại thành một đơn vị gọi là "Trại" (gồm 100 người). Lúc này, số lượng người của bộ lạc còn ít thì chính quyền Minh chỉ quản lý các bộ lạc Nữ Chân theo hình thức là "Tập" và "Trại".

Hình thức này được các thủ lĩnh Mãn Châu áp dụng và tồn tại đến thời của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, các bộ lạc nhanh chóng phát triển thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục hoặc hôn nhân mang tính chính trị (lãnh thổ và dân số của các bộ lạc có sự biến đổi do sáp nhập, hợp nhất hoặc thông qua các liên minh). Hình thức "Tập" và Trại" không còn phù hợp với sự phát triển của các bộ lạc, vì thế, các cứ và cách thức tổ chức của nhà Minh và bản địa hóa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã xây dựng hình thức tổ chức xã hội bộ lạc mới là Kỳ (Gūsa) và chế độ Bát kỳ.

Thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Năm Minh Vạn Lịch thứ 12 (1584), Nỗ Nhĩ Cáp Xích khởi binh, lấy "Hắc kỳ" làm cờ hiệu.

Năm thứ 17 (1589), thống nhất Kiến Châu tam vệ, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thiết lập "Hồng kỳ" (Fulgiyan), đích thân thống lĩnh. Giao Hắc kỳ cho bào đệ Thư Nhĩ Cáp Tề.

Khoảng năm 1601, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiến hành một cuộc cải tạo quy mô lớn đối với Ngưu lục, phỏng theo chế độ "Mãnh an mưu khắc" (chữ Hán: 猛安谋克, Văn tự Nữ Chân: /miŋgan moumukə/)[5] của người Nữ Chân, quy định ra Biên chế cơ bản, sau đó lại đặt ra 4 Kỳ phân biệt theo màu cờ hiệu là Hoàng (Suwayan), Bạch (Sanggiyan), Hồng (Fulgiyan), Lam (Lamun). Hoàng kỳ đặt dưới quyền khống chế và điều động của ông. Lam kỳ giao cho người em Thư Nhĩ Cáp Tề (Surhaci). Bạch kỳ được giao cho con trai trưởng là Chử Anh và Hồng kỳ do người con trai thứ là Đại Thiện quản lý.

Người đứng đầu mỗi Kỳ gọi là "Kỳ chủ". Mỗi Kỳ Chủ phải trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của Đại Hãn, quyền lực và địa vị chỉ thấp hơn Đại Hãn mà cao hơn tất cả mọi người. Các bộ lạc thành viên trong tất cả các Kỳ không nắm giữ tất cả một vùng, hay không chiến đấu thành đơn vị hợp nhất. Khi yêu cầu một cuộc hành quân, thì được thiết lập dưới các kỳ khác nhau. Những sự phân chia này chủ yếu hạn chế nguy cơ các bộ lạc ly khai hay không tuân lệnh.[6]

Về sau, khi thống nhất hoàn toàn các bộ lạc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức tăng thêm bốn kỳ nữa. Các kỳ cũ được thêm danh xưng Chính (Gulu, không có viền), còn các kỳ mới có thêm màu viền trên cờ hiệu là có thêm danh xưng Tương (Kubuhe, có viền), gọi là Tương Hoàng kỳ, Tương Lam kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ, chính thức hình thành bên Bát kỳ[7]. Cờ xí của Chính Tứ kỳ là hình vuông thuần sắc, đầu rồng hướng về sau; cờ xí của Tương Tứ kỳ là hình ngũ giác, có thêm viền đỏ hoặc viền trắng, đầu rồng hướng về phía trước.

Năm 1607, vì có xảy ra bất hòa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thu binh quyền của Thư Nhĩ Cáp Tề, về sau giao lại Tương Lam kỳ lại cho con thứ của Thư Nhĩ Cáp Tề là A Mẫn, Chính Lam kỳ được giao cho con trai thứ 5 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Mãng Cổ Nhĩ Thái.

Năm 1615, Chử Anh, con trai trưởng và là người thừa kế của ông bị dèm pha nên đã bị ông bắt giam và bức tử. Nỗ Nhĩ Cáp Xích giao lại Tương Bạch kỳ cho trưởng tôn Đỗ Độ - con trai trưởng của Chử AnhChính Bạch kỳ giao lại cho người con trai thứ 8 là Hoàng Thái Cực.

Vì Bát kỳ vốn do con cháu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích nắm giữ, vì vậy sắp xếp các Kỳ cũng thường theo thứ tự "trưởng - ấu", tuy nhiên vì luân phiên thay đổi quyền lực thời Thanh sơ nên trên thực tế cũng có vài lần thay đổi chính. Trong những ghi chép còn lại hiện nay, ghi chép về sắp xếp sớm nhất là vào năm Thiên Mệnh thứ 7 (1622): Chính Hoàng kỳ - Tương Hoàng kỳ - Chính Hồng kỳ - Tương Hồng kỳ - Tương Lam kỳ - Chính Lam kỳ - Chính Bạch kỳ - Tương Bạch kỳ. Lúc đó, bản thân Nỗ Nhĩ Cáp Xích chưởng quản Lưỡng Hoàng kỳ, Đại Bối lặc Đại Thiện chưởng quản Lưỡng Hồng kỳ, Nhị Bối lặc A Mẫn chưởng quản Tương Lam kỳ, Tam Bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái chưởng quản Chính Lam kỳ, Tứ Bối lặc Hoàng Thái Cực chưởng quản Chính Bạch kỳ và trưởng tôn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Đỗ Độ chưởng quản Tương Bạch kỳ. Vì vậy, sắp xếp thứ tự Bát kỳ như vậy có liên quan đến thứ tự "trưởng - ấu" của người nắm giữ nó[8].

Cuối những năm Thiên Mệnh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích giao Chính Hoàng kỳ cho A Tế CáchĐa Nhĩ Cổn. A Tế Cách trở thành Đại kỳ chủ của Chính Hoàng kỳ và Đa Nhĩ Cổn là Tiểu kỳ chủ. Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại chia một nửa Tá lĩnh Tương Hoàng kỳ cho đích ấu tử là Đa Đạc. Căn cứ vào chế độ con út kế thừa trước khi nhập quan, sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Đa Đạc được nhận hoàn chỉnh 30 Tá lĩnh của Tương Hoàng kỳ, trở thành Đại Kỳ chủ thống lĩnh toàn bộ Tương Hoàng kỳ. Lại bởi vì xích mích không thể hòa giải giữa Đại Thiện và 2 con trai Nhạc Thác Thạc Thác, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã đem Tương Hồng kỳ giao cho Nhạc Thác.

Lúc này, thứ tự của Chính Hoàng kỳ và Tương Hoàng kỳ hoán đổi cho nhau, Tương Hoàng kỳ trở thành Kỳ đứng đầu của Bát kỳ.

Thời Hoàng Thái Cực

Cuộc đi săn của các Bối lặc

Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, cuộc tranh chấp ngôi vị Đại Hãn nổ ra quyết liệt giữa các vị Hòa thạc Bối lặc. Cuối cùng, dưới sự thỏa hiệp của các Hòa Thạc Bối lặc, Hoàng Thái Cực lên ngôi Đại Hãn.

Hoàng Thái Cực về danh nghĩa là Đại Hãn (Khan) là thống soái tối cao của Bát kỳ nhưng trên thực tế cũng chỉ đứng đầu và ra lệnh cho 1 kỳ của ông chỉ huy. Tình hình đó làm cho quân Mãn Châu suy yếu và đòi hỏi nhu cầu tập quyền đặc biệt là tập quyền về quân sự (trong đó cốt lõi là giành quyền kiểm soát các kỳ) là yêu cầu được đặt tra bức thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của Mãn Châu lúc bấy giờ.

Vì vậy sau khi lên ngôi, Hoàng Thái Cực lấy lý do Lưỡng Hoàng kỳ vốn thuộc Đại Hãn, đã đem đổi Lưỡng Hoàng kỳ và Lưỡng Bạch kỳ, Đa Đạc trở thành Kỳ chủ của Chính Bạch kỳ, A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn chia nhau Tương Bạch kỳ[9]. Về sau, Hoàng Thái Cực lần lượt hạ bệ A MẫnMãng Cổ Nhĩ Thái, địa vị của Lưỡng Lam kỳ cũng theo đó mà giảm xuống, cũng từ đó mà hình thành nên thứ tự Lưỡng Hoàng kỳ - Lưỡng Hồng kỳ - Lưỡng Bạch kỳ - Lưỡng Lam kỳ[10].

Năm Thiên Thông thứ 4 (1630), A Mẫn bị hoạch tội cách tước, Tương Lam kỳ được giao cho Tế Nhĩ Cáp Lãng. Không lâu sau, Mãng Cổ Nhĩ Thái cũng bị hoạch tội, Chính Lam kỳ bị Hoàng Thái Cực thu lại. Đây cũng là lý do tại sao có cách nói "Chính Lam kỳ vốn thuộc Thượng Tam kỳ". Tuy nhiên chỉ khoảng thời gian ngắn thì Chính Lam kỳ được giao cho Hào Cách, cũng từ đây mà Túc vương phủ nắm giữ Chính Lam kỳ.

Kỳ chủ của Bát kỳ thời sơ kỳ
Kỳ16011615Cuối Thiên Mệnh16261630164316461650
Tương Hoàng kỳNỗ Nhĩ Cáp XíchNỗ Nhĩ Cáp XíchĐại kỳ chủ: Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Tiểu kỳ chủ: Đa Đạc

Hoàng Thái CựcHoàng Thái CựcThuận TrịThuận TrịThuận Trị
Chính Hoàng kỳĐại kỳ chủ: A Tế Cách

Tiểu kỳ chủ: Đa Nhĩ Cổn

Chính Bạch kỳChử AnhHoàng Thái CựcHoàng Thái CựcĐa ĐạcĐa ĐạcĐa Nhĩ CổnĐa Nhĩ Cổn
Tương Bạch kỳĐỗ ĐộĐỗ ĐộĐại kỳ chủ: A Tế Cách

Tiểu kỳ chủ: Đa Nhĩ Cổn

Đa Nhĩ CổnĐại kỳ chủ: Đa Đạc

Tiểu kỳ chủ: A Tế Cách

Hào Cách*
Chính Hồng kỳĐại ThiệnĐại ThiệnĐại ThiệnĐại ThiệnĐại ThiệnĐại ThiệnĐại ThiệnĐại Thiện*
Tương Hồng kỳNhạc ThácNhạc ThácNhạc ThácNhạc ThácNhạc ThácNhạc Thác
Chính Lam kỳThư Nhĩ Cáp TềMãng Cổ Nhĩ TháiMãng Cổ Nhĩ TháiMãng Cổ Nhĩ TháiHào CáchHào CáchĐa ĐạcĐa Đạc*
Tương Lam kỳA MẫnA MẫnA MẫnTế Nhĩ Cáp LãngTế Nhĩ Cáp LãngTế Nhĩ Cáp LãngTế Nhĩ Cáp Lãng
(*): Trên thực tế Hào Cách, Đại Thiện, Đa Đạc đều đã qua đời, người nắm giữ các Kỳ này là người thừa kế của 3 Vương phủ.

Thời Thuận Trị

Đa Nhĩ Cổn nhiếp chính

Vương công Đại thần Bát kỳ

Năm Sùng Đức thứ 8 (1643), Hoàng Thái Cực qua đời. Sau khi Thuận Trị Đế lên ngôi, Đa Nhĩ Cổn trở thành Nhiếp chính vương, tiến hành cải biên Lưỡng Bạch kỳ, Đa Đạc và A Tế Cách cùng chia nhau Tương Bạch kỳ, Đa Đạc trở thành Đại kỳ chủ của Tương Bạch kỳ, A Tế Cách là Tiểu Kỳ chủ. Bản thân Đa Nhĩ Cổn một mình độc chiếm Chính Bạch kỳ, cũng từ đó mà đưa địa vị của Chính Bạch kỳ từ thứ 5 lên thứ 3, trên cả Lưỡng Hồng kỳ của một nhà Đại Thiện[10].

Từ đó, thứ tự Bát kỳ trở thành: Tương Hoàng kỳ (Thuận Trị) - Chính Hoàng kỳ (Thuận Trị) - Chính Bạch kỳ (Đa Nhĩ Cổn) - Chính Hồng kỳ (Đại Thiện) - Tương Bạch kỳ (Đa Đạc, A Tế Cách) - Tương Hồng kỳ (Nhạc Thác) - Chính Lam kỳ (Hào Cách) - Tương Lam kỳ (Tế Nhĩ Cáp Lãng). Và thứ tự này không hề thay đổi cho đến cuối đời Thanh[10].

Năm Thuận Trị thứ 5 (1648), Đa Đạc và Hào Cách đều qua đời, Đa Nhĩ Cổn diễn một màn đổi kỳ, đem Chính Lam kỳ của Hào Cách quy vào của mình, sau đó lại tiếp tục lấy Chính Lam kỳ đổi lấy Tương Bạch kỳ của Đa Đạc. Kết quả, Đa Ni (con trai Đa Đạc) nắm giữ Chính Lam kỳ, còn Đa Nhĩ Cổn tự mình độc chiếm Lưỡng Bạch kỳ.

Thuận Trị thân chính

Năm thứ 7 (1650), Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị Đế bắt đầu thân chính. Để tăng cường Hoàng quyền, ông đích thân nắm giữ Chính Bạch kỳ vốn thuộc về Đa Nhĩ Cổn, lại đem Tương Lam kỳ trả cho Hào Cách. Cũng từ đó, Hoàng đế đích thân thống lĩnh Tương Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ, xưng là "Thượng Tam kỳ".

Kỳ tịch của Hoàng đế thuộc Tương Hoàng kỳ, xưng là "Tương Hoàng kỳ Đệ nhất Tham lĩnh Đệ nhất Tá lĩnh thượng ngự danh"[note 1]. Cũng vì vậy mà Tương Hoàng kỳ trở thành Kỳ đứng đầu (头旗, tiếng Mãn: ᡶᡝᡵᡝ
ᡤᡡᠰᠠ, Möllendorff: fere gūsa) của Bát kỳ[11].

Binh lính của Hồng kỳ

Danh sách các Kỳ cụ thể như sau:

Danh xưngCờ hiệuChữ MãnÂm MãnChữ Mông Cổ
(chữ cái Kirin)
Phân loại
Tương Hoàng kỳKubuhe Suwayan-i GūsaХөвөөт Шар ХошууThượng Tam kỳ
Chính Hoàng kỳGulu Suwayan-i GūsaШүлүүн Шар ХошууThượng Tam kỳ
Chính Bạch kỳGulu Sanggiyan-i GūsaШүлүүн Цагаан ХошууBan đầu thuộc Hạ Ngũ kỳ, về sau chuyển thuộc Thượng Tam kỳ
Chính Hồng kỳGulu Fulgiyan-i GūsaШүлүүн Улаан ХошууHạ Ngũ kỳ
Tương Bạch kỳKubuhe Sanggiyan-i GūsaХөвөөт Цагаан ХошууHạ Ngũ kỳ
Tương Hồng kỳFubuhe Fulgiyan GūsaХөвөөт Улаан ХошууHạ Ngũ kỳ
Chính Lam kỳGulu Lamun-i GūsaШүлүүн Хөх ХошууBan đầu thuộc Thượng Tam kỳ, về sau chuyển thuộc Hạ Ngũ kỳ.
Tương Lam kỳKubuhe Lamun-i GūsaХөвөөт Хөх ХошууHạ Ngũ kỳ

Hình thành Mông - Hán Bát kỳ

Một cấm vệ Mãn Kỳ thời Càn Long

Lúc mới hình thành Bát kỳ, trong tên gọi Kỳ không hề phân chia dân tộc (Mãn - Mông - Hán). Đến năm 1629, sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi mới thấy có sự xuất hiện của ghi chép về hai kỳ thuộc Mông Cổ[12].

Năm 1635, sau khi Hậu Kim chinh phục Sát Cáp Nhĩ bộ đã tiến hành một cuộc sắp xếp biên chế quy mô lớn đối với đông đảo tráng niên Mông Cổ, bắt đầu hình thành nên Mông Cổ Bát kỳ[13][14]. Còn về Hán Quân Bát kỳ, vốn là sau khi quân Hậu Kim tiến vào cùng Liêu Ninh - Thẩm Dương, bắt và thu hàng được rất đông quân nhân người Hán, dùng hình thức nô bộc phân chia cho các Bối lặc, Đại thần.

Sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi, đã biên tổ Hán Quân Ngưu lục, dùng khoa cử, đề cử học sinh các loại để đề cao đãi ngộ của những người Hán này, khiến họ thoát khỏi thân phận nô bộc, trở thành người có hộ khẩu Kỳ tịch[15]. Kỳ Hán Quân đầu tiên xuất hiện vào năm 1631, sau đó tách làm hai màu Đen - Xanh vào năm 1637, đến năm 1639 thì tách làm bốn kỳ. Đến năm 1642, tổ chức lại các Ngưu lục Hán Quân, phân vào Tám kỳ, Hán Quân Bát kỳ[16] chính thức trở thành một bộ phận của Bát kỳ.

Từ đây, bởi Bát kỳ được tạo bởi ba bộ phận chính là Mãn Châu - Mông Cổ - Hán quân mà một ít sử liệu sẽ gọi chung là "Nhị thập tứ Kỳ" (24 Kỳ)[17][18], tuy nhiên, Mãn Châu - Mông Cổ - Hán quân dưới mỗi Kỳ là một chỉnh thể, cùng thuộc sự quản lý hành chính của một Kỳ chủ[19].

Việc mở rộng về cơ cấu Bát kỳ khiến cho biên chế quân chủ lực của nhà Thanh tăng lên đáng kể, lên đến 170.000 binh sĩ trong thời gian người Mãn Châu xâm chiếm Trung Quốc[6]. Bên cạnh quân Bát kỳ Mãn Châu tinh nhuệ là các chiến binh Mông Cổ với sở trường cơ động thiện chiến và các đội quân người Hán mạnh mẽ về bộ binh và công thành. Vì là người Mãn nên quân Mãn Châu Bát kỳ rất được tin dùng và có nhiều ưu đãi hơn là Mông Cổ Bát kỳ và Hán Tộc Bát kỳ. Ðạo quân Mông Cổ cũng được tin dùng vì xứ này đã bị sáp nhập vào Mãn Châu trước khi Trung Hoa bị chinh phục. Ðây là đạo kỵ binh rất thiện chiến nhưng sau này nhuệ khí suy sụp và cũng trở thành kiêu binh, cho đến 1860 thì bị thua trước quân Niệp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bát_Kỳ http://jds.cass.cn/UploadFiles/zyqk/2011/10/201110... http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c26e27b0101flae.ht... http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c26e27b0102x1ez.ht... http://www.iqh.net.cn/info.asp?column_id=3974 http://www.iqh.net.cn/manage/uploadfiles/2008222/2... http://www.qinghistory.cn/qsyj/ztyj/ztyjzz/2009-11... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/181028 http://book.douban.com/subject/1024528/ http://books.google.com/books/about/The_Manchu_Way... http://m.wrlwx.com/Txt/XiaoShuo-159257.html